26Nov

ĐÔNG GIA Hơn 16 Năm Tận Tụy Phát Triển Di Sản Men Hoả Biến Ở Việt Nam


 

Khởi nghiệp tại Tiền Giang năm 2006 với nguồn vốn hơn 30 năm kinh nghiệm làm gốm men hoả biến cùng khao khát góp sức phát triển ngành gốm ở quê hương, Phan Thị Thuỳ Mai và chồng - nghệ nhân Francois Jarlov lúc ấy hẳn không mường tượng tới sự thành công ở hiện tại của thương hiệu Đông Gia. 
 


Hành trình từ cuộc gặp định mệnh
 

Năm 2004, khi trở lại Việt Nam cho chuyến công tác kiêm triển lãm tại Viện Trao đổi văn hóa Pháp - Việt cùng Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, nghệ nhân gốm Francois Jarlov đã gặp gỡ người con gái xứ Gò Công Phan Thị Thuỳ Mai. Tình cảm nảy nở, họ nên duyên vợ chồng. Sau đó, chị Mai theo chồng về Pháp để hỗ trợ anh phát triển sự nghiệp với công tác triển lãm, giảng dạy về gốm sứ hội hoạ khắp Á- Âu. Cùng lúc ấy, tình yêu với men hoả biến, dòng men biến ảo với hơn bề dày lịch sử ngày càng lớn trong nghệ nhân hơn 30 năm làm gốm. Nhìn tây ngẫm ta, cả hai nung nấu khát vọng làm sống lại loại men Hoả biến thủ công tại chính vùng đất quê hương, với thế mạnh sẵn có.
 



Sản xuất

Năm 2008, thương hiệu gốm men hoả biến thủ công Đông Gia chính thức được ra đời. Phân xưởng đầu tiên được đặt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, Gò Công cùng xưởng nghiên cứu về men Hoả Biến, với nguồn đất sét từ khu vực phía Bắc có độ dẻo dai và giàu kaolin cho những dòng gốm sứ men hoả biến chất lượng, tính nghệ thuật cao, và đất sét đỏ Tân Lập dùng cho đồ sành, 

các dòng chén độc bản. Trong khi chồng miệt mài nghiên cứu, chị Mai mang sản phẩm tham gia triển lãm quốc tế tại thị trường Pháp, Đức, Nhật Bản và Singapore. Ở đây, họ được giới mộ điệu đánh giá cao về giá trị thủ công và nghệ thuật. Những tín hiệu lạc quan từ nội địa nối tiếp cho họ niềm tin đầu tư sản xuất. Một năm sau đó, phân xưởng thứ 2 được thành lập ở làng Gốm Bát Tràng với tổng diện tích hơn 1.100 m2. Cùng thời điểm, Đông Gia đã tìm ra nguồn đất sét đỏ miền Nam chứa đựng nhiều khoáng chất của miền Tây Nguyên Nam Bộ, từ đó phát triển và làm chủ dòng gốm sành men hoả biến. 16 năm thầm lặng sáng tạo, bồi đắp kiến thức, kinh nghiệm, cải thiện năng lực sản xuất vượt qua thử thách của thị trường, đến nay, Đông Gia đã trở thành một trong những thương hiệu gốm sứ thủ công hàng đầu thị trường, đặc biệt đứng đầu về dòng men hoả biến. 
 



Tư duy bền vững tạo nên giá trị cốt lõi 

Nếu dùng một tính từ để nói về sản phẩm gốm từ thương hiệu này. Hẳn đó là Bền vững.  Mỗi sản phẩm đều được sản xuất thủ công những bàn tay dày dặn thâm niên với kỹ thuật nung ở 1.300 độ C, tinh thần sáng tạo bền bỉ dựa trên nền tảng kiến thức sâu rộng. Môi trường sản xuất bền vững với phương pháp sản 
 

xuất hướng đến tái sử dụng các nguyên liệu, tối thiểu hoạt động phát thải cũng được chú trọng. Song hành cùng với sự phát triển của Đông Gia, nhiều thợ gốm được tạo điều kiện kinh tế tốt hơn để tiếp tục sống cùng nghề ông cha truyền lại. Tâm huyết bền vững với di sản men hoả biến tại Việt Nam cũng gieo mầm cho nhiều người trẻ dày công học hỏi, phát triển lò gốm nghiêm túc. Đồng thời, để tương thích với nhu cầu hiện đại, họ liên tục phát triển mẫu mã mới, đảm bảo tính thẩm mỹ và ứng dụng cao với nghiệp vụ kiểm soát chất lượng, dịch vụ chăm sóc hậu mãi khách hàng tận tuỵ và chu đáo. 

Không khoa trương bằng các hoạt động marketing, chính sự lựa chọn đối tác lâu năm từ loạt thương hiệu nhà hàng, khách sạn cao cấp như The Myst Sài Gòn, Amanoi,
Pizza 4P’s... tự thân là giá trị bảo chứng, tạo chỗ đứng riêng cho thương hiệu Đông Gia. Đặc biệt, khi lật mặt dưới của sản phẩm Đông Gia, ngừời dùng sẽ nhận thấy triện mang hình ảnh hoa sen bên cạnh  mặt trời. Theo bà Phan Thị Thuỳ Mai: Logo của Đông Gia bao gồm hoa sen tượng trưng nét văn hoá phương Đông và mặt trời lặn∫ ẩn dụ cho phía Tây. Qua đó, vừa thể hiện được nguồn gốc căn tính của thương hiệu, và sự giao thoa Đông - Tây về thẩm mỹ, về kiến thức để tạo ra sản phẩm men hoả biến song hành bền vững với đa dạng bối cảnh đời sống. 
16 năm đều đặn một thói quen, nghệ nhân Francois Jarlov trở về phân xưởng tại quê vợ. Lửa đỏ lò nung, ánh mắt hạnh phúc của anh trước những mẻ gốm mới vẫn hân hoan như ngày đầu. Tính đến thời điểm hiện tại, Đông Gia đã sở hữu bộ sưu tập hơn 35 màu men độc bản. Trong đó, phải kể đến thành tựu phục dựng lại màu men huyết dụ đã bị thất truyền từ thời Minh, Trung Quốc.
  
Cùng với dòng chảy hiện đại, nhiều shop gốm, thương hiệu gốm được ra đời. Đây là tín hiệu đáng mừng. Sự tồn tại bền vững của các thương hiệu gốm tử tế và đậm bản sắc như Đông Gia là cần thiết. Không chỉ góp phần vào lan toả giá trị gốm của dân tộc Việt Nam, họ là minh chứng của những người làm nghề chuyên chú và gạch nối quan trọng để những giá trị lịch sử tiếp tục sức sống. 

- Tạp chí Truyền thống và Phát triển, T10.2024 -


 

 

 

Bài viết liên quan

30Sep

JARLOV FRANCOIS (1959)

NGHỆ NHÂN GỐM RAKU/ NGHỆ NHÂN GỐM MEN HOẢ BIẾN

27Sep

Dong Gia Workshop

A soulful exploration of painting and materials with Charlotte Sandrine Latour

26Sep

Charlotte Sandrine Latour (1973)

FRENCH-BASED VISUAL ARTIST - ART THERAPIST

Chat Messenger Chat Zalo